Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

10 trực thăng vận tải 'hoành tráng' nhất trong lịch sử

 |

Thời kỳ hoàng kim của trực thăng vận tải bắt đầu tại nước Nga từ những năm đầu của chiến tranh lạnh.

Sau đây là danh sách 10 máy bay trực thăng lớn nhất trong lịch sử, những quái vật của bầu trời với tải trọng lên tới hơn 10 tấn. Chúng ta sẽ đi từ máy bay có tải trọng từ thấp đến cao nhất.
10. Boeing Vertol CH–46 Sea Knight
 
CH-46 Sea Kight là mẫu trực thăng vận tải – chiến đấu hạng trung được lựa chọn trong cuộc thi thiết kế của hải quân Mỹ từ năm 1961. Tới năm 1964, chiếc Sea Knight đầu tiên được trang bị cho hải quân Mỹ và sau đó được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam.
Dựa vào thiết kế hai động cơ, Sea Knight có điểm mạnh là khả năng điều khiển và sự bền bỉ khi hoạt động trong điều kiện gió bão lớn. Được trang bị hai động cơ General Electric T–58–GE–16, với công suất là 1.400 kW (tương đương 1870 mã lực), đường kính cánh quạt là 16 m, Boeing Vertol CH–46 Sea Knight có trọng lượng cất cánh tối đa là 11.00 kg, chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách.
9. Aerospatiale SA 321 Super Frelon
 
Đây là chiếc trực thăng của Pháp duy nhất nằm trong bảng xếp hạng. SA 321 Super Frelon có ba động cơ phản lực Turbomeca Turmo IIIC với công suất 3 x 1.171 kW (3 x 1.570 sức ngựa), trọng lượng cất cánh tối đa là 13.000 kg. Chiều dài của Super Frelon là 23,03 m và đường kính cánh quạt là 18,9 m.
 
8. Sikorsky CH–54 Tarhe
 
Được đặt theo tên một tù trưởng Anh-điêng cao lớn, Sikorsky CH-54 Tarhe có chuyến bay đầu tiên vào năm 1962, và sau đó được chế tạo cho quân đội Mỹ. CH–54 được thiết kế để thay thế cho CH–47 Chinook có tải trọng thấp hơn.
Chiếc lồng gắn ở thân của CH–54 rất đa năng, được sử dụng như phòng chỉ huy di động, xưởng sửa chữa và bảo trì khí tài quân sự hoặc bệnh viện quân sự di động. Ngoài ra, CH–54 còn được sử dụng cho các mục đích dân sự.
 
CH–54 Tarhe có 2 động cơ phản lực Pratt&Whitney T73–P–700, với công suất 2 x 3.580 kW (tương đương 2 x 4.800 mã lực (chiều dài là 26,97 m và đường kính cánh là 21,95 m), chiếc trực thăng đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng có trọng lượng cất cánh tối đa là 21.000 kg.
7. Boeing CH–47D Chinook
 
Là một trong những trực thăng phổ biến nhất, Chinook có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ từ vận chuyển binh lính, pháo, đạn dược, nhiên liệu, khí tài quân sự trên chiến trường tới cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy, chuyên chở hàng hóa cũng như xây dựng dân sự.
Tháng 8/1962, CH–47A được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ, mẫu đầu tiên có trọng lượng cất cánh là 14.969 kg. Được đánh giá là trực thăng vận tải hiệu quả và đáng tin cậy nhất, mẫu Chinook cải tiến có trọng lượng cất cánh là 22.680 kg.
 
Nhờ vào hệ thống móc néo ba chạc đặc biệt, Chinook có thể vận chuyển nhiều thiết bị cồng kềnh và nặng nề cùng một lúc. Ví dụ: Chinook có thể vận chuyển pháo 155mm ở vận tốc 260 km/h một cách dễ dàng.
Dài 30,1 m, đường kính cánh quạt 18,3 m, trọng lượng không tải của CH–47D là 10.183 kg, nó có khả năng vận chuyển tải nặng 12.700 kg hoặc 33 – 55 binh lính (không kể phi công, phụ lái và kỹ sư máy). CH–47D có hai động cơ Lycoming T55–GA–712 với công suất 2 x 2.796 kW (tương đương 2 x 3.750 mã lực).
6. Bell – Boeing V–22 Osprey
Không phải là một chiếc trực thăng thông thường, Osprey cất và hạ cánh như một máy bay lên thẳng, nhưng di chuyển giống như máy bay thông thường. Vỏ động cơ đặc biệt giúp Osprey có khả năng di chuyển với tốc độ và độ cao lớn.
 
Theo hãng Bell – Boeing, V–22 Osprey có thể chuyên chở 24 binh lính, hoặc 9.072 kg cùng với 6.804 kg ở khoang chứa ngoài, di chuyển với tốc độ gấp hơn hai lần so với các trực thăng thông thường. Hệ thống lái liên động có thê điều khiển một động cơ quay cả hai cánh quạt, khi động cơ còn lại gặp sự cố.
 
V–22 Osprey có hai động cơ phản lực Rolls – Royce Allison T406/AE 1107C–Liberty, mỗi chiếc có công suất 4.590 kW (tương đương 6.150 mã lực), đường kính cánh quạt là 11,6 m và tổng chiều dài 17,5 m. Tải trọng của thùng chứa trong và ngoài lần lượt là 9.070 kg và 6.800 kg cho phép máy bay có trọng lượng cất cánh là 27.400 kg.
5. Sikorsky CH–53E Super Stallion
 
Dựa vào mẫu thiết kế của CH–53 Sea Stallion, phiên bản Super Stallion hiện đang là máy bay trực thăng lớn nhất của quân đội Mỹ, với tải trọng khoang chứa trong và ngoài là 13.600 kg và 14.500 kg.
Super Stallion là máy bay lên thẳng duy nhất có khả năng mang cả tiểu đội pháo 155mm (bao gồm pháo, đạn dược cùng binh lính).
 
Được trang bị ba động cơ phản lực General Electric T64–GE–416/416A với công suất 3 x 3.270 kW (tương đương với 3 x 4.380 mã lực), Super Stallion dài 30,2 m, đường kính cánh quạt là 24 m, có trọng lượng cất cánh tối đa là 33.300 kg.
4. Mil Mi – 6
 
Mặc dù có tuổi đời hơn 50 năm, trực thăng vận tải Mi–6 vẫn dễ dàng chiếm vị trí thứ tư trong danh sách.
Được NATO gọi với tên “Hook”, Mi–6 được đưa vào sản xuất từ năm 1960, khoảng 860 chiếc đã được chế tạo tính tới năm 1981. Mi–6 là trực thăng lớn nhất thế giới lúc đó, và là trực thăng sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.
Năm 1961, Mi–6 giành giải thưởng Sikorsky và là trực thăng đầu tiên bay với tốc độ hơn 300 km/h.
Mi-6 có thể chở tới 90 người.
Với 2 động cơ phản lực Soloviev D-25V có công suất 8.200 kW (tương đương 11.000 mã lực), đường kính cánh quạt là 35 m, tổng chiều dài 33.18 m, Mi–6 có trọng lượng cất cánh tối đa là 42.500 kg và có khả năng chuyên trở 70 lính dù hoặc 90 hành khách.
3. Mil Mi–10
 
Được phát triển từ năm 1962 dựa trên mẫu Mi–6, Mi–10 có trọng lượng cất cánh tối đa là 43.700 kg. Sử dụng cùng động cơ, hệ thống truyền động và thủy lực, cánh quạt với Mi–6, nhưng thiết kế của Mi–10 đã loại bỏ thân máy bay vốn chủ yếu sử dụng để chuyên chở binh lính và hành khách, có thêm thùng xăng phụ, bốn bánh trải rộng và các đường rãnh lớn để chuyên chở được các thùng hàng cồng kềnh và nặng nề hơn. Mil–10 được khối quân sự NATO đặt biệt danh “Harke”.
 
2. Mil Mi–26
Mặc dù không là trực thăng lớn nhất trong lịch sử, Mi–26 (tên gọi do NATO đặt là “Halo”) chiếm vị trí trực thăng sử dụng động cơ phản lực trục to nhất và tải trọng lớn nhất đã từng được đưa vào sản xuất.
 
Được giới thiệu vào năm 1983 và vẫn được chế tạo, Mi–26 sử dụng hai động cơ Lotarev D–136 với tổng công suất là 16.760 kW (tương đương 22.840 sức ngựa) và có trọng lượng cất cánh tối đa là 56.000 kg. Ngoài ra, nó có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa nặng 20.000 kg trong phạm vi 800 km.
 
Phi đội lái của Mi–26 gồm có 4 phi công: lái chính, phụ lái, hoa tiêu và kỹ sư máy. Kính của buồng lái được làm lồi ra để tăng tầm nhìn. Buồng lái được điều áp. Ngoài ra, có 3 camera chuyên dụng được lắp đặt để quan sát các thùng hàng hóa.
1. Mil Mi–12
 
Chiếm vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những máy bay trực thăng vận tải lớn nhất chính là Mi–12 do Nga (trước đây là Liên Xô) chế tạo.
Mặc dù chưa bao giờ được đưa vào sản xuất nhưng 2 nguyên mẫu Mi–12 đã được chế tạo và được bay thử vào năm 1968. Mi–12 có lần ra mắt đầu tiên tại triển lãm hàng không Paris năm 1971.
Được đặt biệt danh “Homer”, Mi-12 sử dụng hai cánh quạt, 4 động cơ Soloviev D–25 VF với tổng công suất là 16.500 kW (hoặc 22.000 mã lực).
 
Mi-12 không được đưa vào sản xuất mà chỉ có mẫu thử nghiệm.
Với chiều dài là 37 m, đường kính cánh quạt 35 m, Mi–12 có trọng lượng cất cánh tối đa là 105.000 kg và tải trọng 44.205 kg.

“Mắt thần” cảnh giới bắt 120 máy bay của Việt Nam

 |

Phòng không Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar cảnh giới hiện đạicó khả năng bám bắt 120 mục tiêu trên không (máy bay), cự ly xa 350km.

Radar cảnh giới là thành phần quan trọng trong “mạng lưới mắt thần” của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đảm nhiệm vai trò phát hiện sớm các cuộc tấn công đường không để báo động cho các lực lượng bảo vệ vùng trời sẵn sàng chiến đấu.
Mạng lưới radar cảnh giới Việt Nam được trang bị chủ yếu các loại khí tài do Liên Xô sản xuất như loại P-18, P-35, P-14. Các loại này tuy vẫn còn hữu dụng nhưng do sản xuất theo công nghệ những năm 1960-1970 nên không tránh khỏi tồn tại nhược điểm nhất định.
Đài radar cảnh giới P-18 (Liên Xô sản xuất) canh trời Trường Sa.
Vì thế, nhằm tăng cường khả năng cảnh giới, báo động sớm cho lực lượng phòng không trong tình hình mới, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Belarus mua một vài hệ thống radar cảnh giới tầm xa hiện đại Vostock E.
Hệ thống radar di động kỹ thuật số Vostock E do Cục thiết kế Agat/KB Radar (Belarus) nghiên cứu thiết kế để phát hiện mọi mục tiêu trên không ở tầm xa với độ chính xác cao.
Hệ thống Vostock E thường gồm: xe mang anten thu – phát; trạm điều khiển tự động từ xa và máy phát điện diesel.
Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe anten và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.
Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có 2 người.
Radar có thể phát hiện các máy bay chiến đấu ở cự ly 350km trong môi trường không nhiễu điện tử và bám cùng lúc không dưới 120  mục tiêu. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu.
Đặc biệt nhất, theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp Vostock E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh.
Xe mang anten thu - phát sóng của hệ thống radar cảnh giới hiện đại Vostock E.
Với những khả năng này, Vostock E kết hợp với đài trinh sát điện từ thụ động Kolchuga đảm bảo tốt khả năng “tóm gọn” máy bay tàng hình tối tân trên thế giới.
Ngoài ra, Vostock E có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.
Theo một số nguồn tin, sau khi nhập khẩu Vostock E từ Belarus, Việt Nam đã có một số cải tiến nhỏ nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng tại nước ta. Những thông tin chi tiết việc cải tiến không được công bố nhưng được cho là có đặc tính vượt trội so với nguyên bản.
Với Vostock E, khả năng cảnh giới, báo động sớm của lực lượng phòng không Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, đảm bảo “không để tổ quốc bị bất ngờ”.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Phi đội trực thăng hùng mạnh nhất ĐNÁ của Việt Nam

 |

Ít ai biết rằng, Việt Nam là quốc gia sở hữu phi đội trực thăng EC-225 thuộc hàng "khủng" nhất Đông Nam Á hiện nay.

Đáp ứng nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới, quân đội nhân dân Việt Nam cụ thể là hải quân đã được đầu tư trang bị loại máy bay trực thăng vận tải đa năng EC-225 Super Puma Mk II+, hiện đại bậc nhất thế giới.
EC-225 Super Puma Mk II+ là trực thăng vận tải đa năng tầm xa do tập đoàn Eurocopter phát triển dựa trên trực thăng AS-332L2 Super Puma với nhiều cải tiến. Trực thăng được thiết kế với cánh quạt chính 5 cánh lá với khả năng chống rung độc đáo.
Phi đội trực thăng hùng mạnh nhất ĐNÁ của Việt Nam
Trực thăng EC-225 Super Puma MKII+ của Hải quân Việt Nam. Thông số kỹ thuật: dài 19,5 mét, cao 4,97 mét, trọng lượng rỗng 5,25 tấn, trọng lượng đầy tải 11 tấn, tốc độ tối đa 275 km/h, tốc độ hành trình 260 km/h.
Trực thăng được trang bị 2 động cơ Turbomeca Makila 2A1với hệ thống kiểm soát kỹ thuật số công suất 2382 mã lực/chiếc cùng hệ thống chống đóng băng khi hoạt động tại các khu vực giá lạnh. Hộp số mới tốt hơn buồng lái nhà kính hiện đại và được trang bị các màn hình hiển thị đa chức năng.
EC-225 được thiết kế với 4 cấu hình khác nhau, cấu hình vận chuyển hành khách cơ bản được thiết kế với 19 chỗ, cấu hình vận chuyển mật độ cao có thể chở 24 khách. Cấu hình VIP được thiết kế với 8 chỗ ngồi cùng một cabin cho tiếp viên.
Phi đội trực thăng hùng mạnh nhất ĐNÁ của Việt Nam
Phi đội 4 chiếc EC-225 của Hải quân Việt Nam đang bay huấn luyện tại Vũng Tàu.
Cấu hình dịch vụ y tế khẩn cấp được thiết kế với 6 cáng và 4 chổ ngồi cho nhân viên y tế. Cấu hình tìm kiếm cứu nạn SAR với 8 chỗ ngồi và 3 cáng cùng một chổ ngồi điều hành. Ngoài ra cấu hình SAR còn được trang bị thêm hệ thống radar giám sát thời tiết cùng hệ thống quan sát quang - hồng ngoại FLIR do đó biến thể này có thể hoạt động như một trực thăng trinh sát.
EC-225 Super Puma MKII+ có chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/11/2000. Trực thăng được cấp giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan An toàn hàng không châu Âu vào năm 2004. Một trong những điểm mạnh của EC-225 là có tiêu chuẩn an toàn bay rất cao, đặc biệt là khả năng hoạt động trên biển cực tốt.
Ngoài ra, điểm mạnh khác của EC-225 là tầm hoạt động rất xa, trực thăng này có phạm vi hoạt động tới 857 km, trong khi đó Mi-171 của Nga chỉ có tầm hoạt động 465 km, UH-60 Black Hawk có tầm hoạt động 592 km.
EC-225 là loại trực thăng hiếm hoi của Việt Nam có thể bay một mạch đến quần đảo Trường Sa mà không cần thùng nhiên liệu phụ.
Phi đội trực thăng hùng mạnh nhất ĐNÁ của Việt Nam
Trực thăng EC-225 có buồng lái được trang bị các hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu.
Những điểm mạnh trên chính là lý do mà EC-225 Super Puma MKII+ được lựa chọn trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Ngày 25/12/2011, Quân chủng Hải quân đã tiến hành tiếp nhận trực thăng EC-225 và công bố quyết định thành lập phi đội trực thăng EC-225.
Việc thành lập phi đội trực thăng EC-225 là một cột mốc quan trọng trong việc hình thành không quân - hải quân một lĩnh vực mà trước đó, Hải quân nhân dân Việt Nam không có được.
Trực thăng EC-225 cùng với máy bay tuần tra hàng hải DHC-6 tương lai không loại trừ có cả sát thủ săn ngầm P-3C Orion sẽ cho phép Hải quân Việt Nam xây dựng một lực lượng không quân hải quân hùng mạnh góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Thiền sư Vạn Hạnh

Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý
Pháp Như

DẪN NHẬP
Nhìn lại dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ II, III trước công nguyên, đã có các sư Ấn – Hoa theo các thương gia du nhập vào đã hình thành trung tâm truyền giáo tại Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Từ đó Đạo Phật đi vào lòng dân tộc theo bao thăng trầm thịnh suy của lịch sử. Nhiều vị danh tăng khi chiến tranh đã đóng góp công sức của mình vào việc giữ nước, khi hòa bình lại trở về với thảo am tiếp tục đời sống tu hành đạm bạc nhưng khi đất nước cần vẫn không bỏ mặt. Một trong những vị danh tăng ấy phải kể đến chính là Thiền sư Vạn Hạnh, người đã cùng Lý Thái Tổ khai sáng kinh đô Thăng Long, suốt đời tận tụy với sự nghiệp “Hộ quốc an dân”, và từng được xưng tán là “Chống gậy thiền trấn giữ kinh vua” thuở nào.
Dưới thời nhà Lý đặc biệt là triều đại của vua Lý Thái Tổ dân chúng được an cư lạc nghiệp, đâu đâu cũng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, một phần cũng do sự đóng góp của Thiền sư Vạn Hạnh. “Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý” đã nói lên tinh thần nhập thế của Đạo Phật. Đạo Phật không phải là đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mà giác ngộ được. Với tinh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sanh, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài này.
Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích những sự kiện hay thông tin có sẵn và phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ “Vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong việc thiết lập vương triều nhà Lý”, vì trong suốt chiều dài lich sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét văn hóa riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa, trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian truyền đạo và hành đạo vẫn không làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy.

NỘI DUNG
1. TÌNH HÌNH NƯỚC ĐẠI VIỆT TRƯỚC TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Năm 938, Ngô Quyền người Đường Lâm đã chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đến năm 939, ông bắt đầu xưng vương, hiệu là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Loa Thành, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua. Năm 944 Ngô Quyền mất, ở ngôi 6 năm, thọ 47 tuổi. Năm 945, Khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha anh (có sách chép là em) của Dương hoàng hậu cướp ngôi xưng là Bình Vương. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách Giang lánh nạn. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình. Năm 950 Xương Văn con thứ của Ngô Quyền bèn quay về đánh úp Tam Kha khôi phục lại cơ nhiệp của Tiền Ngô Vương. Mọi người muốn giết đi Bình Vương nhưng Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết", bèn giáng làm Chương Dương Công, nhân đó ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ). Năm 951, Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương (Hậu Ngô Vương) sai sứ đón anh là Xương Ngập về kinh, cùng trông coi việc nước. Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương. Vua nối được kỷ cương hoàng gia, khôi phục cơ nghiệp cũ. Năm 965, vua đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình, mới vào đến cõi, đỗ thuyền lên bộ đánh, bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết. Năm 966, Nam Tấn Vương mất.
Năm 967, bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không ai chịu phụ thuộc vào ai. Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ đã dẹp loạn thống nhất thiên hạ. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng, vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay! Vua bị Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua ở sân cung. Đinh quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém Đỗ Thích, đập nát xương, băm thịt ra từng mảnh, chia cho người trong nước ăn, chẳng ai không tranh lấy mà nhai nuốt. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi (924-979). Khi ấy Đinh quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, cùng thập đạo tướng quân Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn gọi vua là Tiên Hoàng Đế, tôn Dương Thị làm Hoàng thái hậu. Đinh Toàn còn thơ ấu phải nối nghiệp lớn gian nan, cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa lòng, nhà Đinh bèn mất, vua thọ 18 tuổi. Khi vua Tiên Hoàng Đế nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công, tự xưng là Phó Vương.
Bấy giờ quân Tống kéo sang, vì vua còn nhỏ không thể đảm đương việc nước, Thái hậu và triều thần đã mời Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua làm Vệ Vương. Lập Nam Phong Vương Long Việt làm hoàng thái tử, gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh Đại Vương. Trước đó Long Đĩnh xin làm thái tử, vua có ý muốn cho. Đình thần nghị bàn cho rằng không lập con trưởng mà lập con thứ là không phải lễ. Vua bèn thôi. Tháng 3 năm 1005, vua băng ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà, Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết, thọ 23 tuổi (983-1005). Bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc. Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho vua là Trung Tông Hoàng Đế, cho Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ.
Lê Long Đĩnh làm vua bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu nên gọi là Ngọa Triều (Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ). Khi vua Ngọa Triều băng hà, cả triều thần tôn xưng Lý Công Uẩn lên làm vua trong đó có sự hổ trợ của Thiền sư Vạn Hạnh, một vị cao tăng lúc bấy giờ đã khởi sách cho một triều đại mới và cho cả Phật giáo Việt Nam.

1.2. TIỂU SỬ THIỀN SƯ VẠN HẠNH
Theo Thiền Uyển Tập Anh, Vạn Hạnh Thiền sư họ Nguyễn, người châu Cổ Pháp, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (nay là làng Đình Bảng, Thuận Thành, Bắc Ninh) năm sinh không rõ, nhưng theo Lê Mạnh Thát cho rằng, Ngài có thể sinh vào năm 932 hay sau đó một thời gian, xuất thân trong một gia đình đời đời tín Phật. Thuở nhỏ, ngài đã có tư chất khác thường, tinh thông Tam học, nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi, xuất gia với Thiền Ông ở chùa Lục Tổ. Ngài thuộc thế hệ thứ bảy, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi của chùa Pháp Vân. Sau khi thầy qua đời, Thiền sư dốc chí luyện tập môn Tổng trì Tam muội, từ đó lời nào ngài nói ra cũng đều rất ứng nghiệm.
Hoàng đế Lê Đại Hành rất mực kính mộ Thiền sư, vua nhiều lần thỉnh ngài vào triều để bàn bạc quốc sự, tham vấn kế sách đối phó với giặc. Năm 980, Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng định xâm chiếm Việt Nam. Vua triệu Vạn Hạnh và nói nếu đánh thì thắng hay bại. Vạn Hạnh bảo: Nội trong vòng từ ba đến bảy ngày giặc sẽ rút lui. Lời nói này sau quả ứng nghiệm. Khi vua Lê Ðại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu sứ giả Việt Nam bị Chiêm Thành bắt giữ nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau quả y lời, trận ấy quân Lê thành công.
Thiền sư Vạn Hạnh chính là người đã dày công giáo dưỡng Lý Thái Tổ (1010-1028) ở trong chùa từ nhỏ, lúc vua còn là chú tiểu Lý Công Uẩn, theo nghĩa phụ Lý Khánh Văn đến chùa Tiêu Sơn học đạo. Khi thấy Lê Long Đĩnh bạo ngược, trăm họ sống trong cảnh lầm than, bấy giờ Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nhà Lê, Thiền sư đã vận động quần thần trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra nhà Lý. Về sau, cũng chính Thiền sư đã tham mưu cho Lý Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long, để tính kế phồn thịnh muôn đời cho con cháu. Ngày rằm tháng 5 năm 1025, khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ:
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
(Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi, thu héo hon
Nhìn cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Thịnh suy: ngọn cỏ giọt sương hồng).
rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh Xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Cảm mộ đức hạnh của Thiền sư, về sau, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán rằng:
(Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm cơ
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ).

“Vạn Hạnh thông ba cõi
Thật hợp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua”.

1.3. TIỂU SỬ LÝ CÔNG UẨN
Họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, ông sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh, còn bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Khi ông mới 3 tuổi mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ". Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Lớn lên làm quan nhà Lê, trong đời Ứng Thiên, xuất thân thờ Lê Trung Tông. Vua Lê Đại Hành băng hà , Trung Tông bị giết, ông ôm xác mà khóc, Lê Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Đến khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, được triều thần tôn xưng làm hoàng đế hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đóng đô ở thành Thăng Long, đại xá thiên hạ. Ở ngôi 18 năm (1010-102), thọ 55 tuổi (974-1028), băng hà ở điện Long An, táng ở Thọ Lăng. Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận, là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế vương.

2. VAI TRÒ CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH TRONG VIỆC LẬP NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
2.1. TƯ TƯỞNG THIỀN SƯ VẠN HẠNH LÀ CHIẾN LƯỢC TRONG VIỆC THIẾT LẬP NHÀ LÝ
2.1.1. TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC
Thiền sư Vạn Hạnh thuộc thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên vọng về Mật Giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Ðộ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Ðây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật Giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ. Cũng chính từ tư tưởng Phật học mà Thiền sư đã đem đạo vào đời với tinh thần Bồ tát đạo.

2.1.2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC
Vạn Hạnh không những là một vị lãnh đạo đời sống tâm linh mà còn là một người lãnh đạo hành động. Kiến thức của ông rất rộng: những hiểu biết của ông về Nho học cũng được ông đem ra sử dụng trong phạm vi hành động, và sử dụng trong tinh thần tự do phá chấp của đạo Phật. Thái độ của ông đượm nhuần tinh thần tự do phá chấp ấy. Triết học hành động của ông tóm lược trong câu nói của ông với môn đệ trước khi ông qua đời: “Các vị nên nương tựa vào đâu? Tôi thì tôi không nương tựa vào nơi có thể không nương tựa và cũng không nương tựa vào chỗ không thể nương tựa”. Câu này thật thấm nhuần tinh thần Bát Nhã và cho ta thấy đâu là bí quyết thành công của ông. Chính vì tinh thần phá chấp mà ông đã thể hiện tinh thần yêu nước. Cho nên khi đất nước lâm nguy người con của nước Đại Cồ Việt không thể khoan tay đứng nhìn huống chi là là người xuất gia với ơn đất nước là một ơn nặng trong Tứ trọng ân không lẽ ngồi nhìn xã tắc nguy nan mà an phận thủ thường được sao. Vì vậy, tinh thần yêu nước thể hiện tinh thần yêu đạo, yêu đạo có nghĩa là yêu nước, nước còn là đạo còn và ngược lại đạo còn là nước còn. Tinh thần dấn thân vào cuộc đời đó là hạnh nguyện Bồ Tát, đạo không lìa đời, vui với niềm vui của chúng sanh, lo với nỗi lo của nước nhà.
Việt nam mình phật giáo mình
Tình sâu nghĩa nặng mối duyên mặn nồng
Việt nam là suối phật giáo là nguồn
Nguồn làm suối ngọt suối tuôn tuôn trào.

2.2. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ NHÂN LỰC – NHÂN TÀI
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
Lý do thứ nhất, có thể hiểu rằng Lý Công Uẩn là vị vua được khai nghén từ trong bào thai Lạc Việt, được sinh ra trong triều đại nhà Lê đã đang trên đường suy vong, được lớn lên trong vòng tay giáo dục bởi một tinh thần Vạn Hạnh, không chỉ cầu giải thoát cho mình, cũng không thờ ơ với xã hội, mà chỉ tâm nguyện giải thoát mọi sự khổ đau cho đời. Lý Công Uẩn đã đi vào cuộc đời với sứ mệnh hồi phục và phát triển để mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc. Kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc với bản sắc văn hóa dân tộc riêng biệt lâu đời. Lý Công Uẩn không những là ông vua Hộ Quốc mà còn là vị vua "Hộ Pháp" đầu tiên của vương triều nhà Lý.
Lý do thứ hai, toàn dân nước ta lúc bấy giờ đa phần là nông dân, họ đều là Phật tử sùng đạo, vả lại đạo Phật đã từ lâu in sâu vào lòng dân tộc và trong lòng mỗi người con Đại Việt lúc đó, mà Lý Công Uẩn được đào tạo trong môi trường Phật giáo, lại có tư chất của bậc đế vương. Trong lúc này nhà Lê đã suy đồi, lòng dân bất phục do vậy việc chuẩn bị nhân lực là rất cần thiết để xây dựng một đất nước mới, có được lòng dân là có nước, nếu như mất làng dân thì thiên hạ ắt đại loạn.
Đó là hai lý do mà Như vậy Thiền sư Vạn Hạnh đã chuẩn bị cho việc đưa Lý Công uẩn lên ngôi, nhận định rằng Lý Công Uẩn là một con người mang trong mình dòng máu đạo đời viên mãn, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tâm hồn luôn ưu tư giải thoát cho đời, sau này có thể làm một vị minh quân giúp dân giúp nước.

3. VẬN ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN TRONG VIỆC PHẾ NHÀ LÊ LẬP NHÀ LÝ
3.1 TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG DƯỚI HÌNH THỨC SẤM VĨ
Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh đã vận động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri Vạn Hạnh dùng có rất nhiều thứ. Có lần sét đánh lên cây gạo do thiền sư La Quý An trồng ngày xưa, in thành chữ. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng dân làng đọc được những chữ sau đây trên thân cây gạo:
“Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Ðông a nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Ðoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình”
(Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cây khác lại sinh
Ðông mặt trời mọc
Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa
Thiên hạ thái bình)
Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói tiếp: “Nhà sư Vạn Hanh tự đoán riêng rằng: Trong câu: “thụ căn diểu diểu” chữ căn là gốc, gốc tức chỉ là vua, chữ diểu đồng âm với chữ yểu, thế là nhà vua chết yểu; trong câu: mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ thanh là xanh, đồng âm với chữ thanh là thịnh, thế là một người trong số quần thần sẽ lên nắm chính quyền; ba chữ hòa đao mộc góp lại là Lê, lạc là rớt, tức là nhà Lê rớt; ba chữ thập bát tử góp lại là chữ Lý, “thập bát tử thành” là nhà Lý lên; trong câu “đông a nhập địa”, chữ đông và chữ a hợp lại là chữ Trần, nhập địa là người phương bắc vào cướp; câu “dị mộc tái sinh” tức là họ Lê khác lại nổi lên; trong câu “chấn cung kiến nhật” thì chấn là phương Ðông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử, thiên tử xuất hiện ở phương Ðông; trong câu “đoài cung ẩn tinh” thì đoài là phương Tây, ẩn là lặn, tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phương Tây. Mấy câu này có ý nói vua thì non yếu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Ðông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình”. Ngày Lý Công Uẩn được suy tôn hoàng đế trong cung thì Vạn Hạnh đang ở chùa Lục Tổ. Ông biết trước về việc này và nói cho mọi người xung quanh nghe. Họ hoảng hốt chạy về kinh sư nghe tin, thì đó quả là sự thực.

3.2. VẬN ĐỘNG TRONG TRIỀU
Khi xảy ra những điềm lạ Thiền sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: "Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một". Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn . Song từ ấy cũng lấy thế tự phụ mới nảy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ.
Có lần Ngọa Triều ăn qủa khế lại thấy hột mận , mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở ngay bên cạnh, rốt cuộc vẫn không biết. Đến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích rằng: "Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nỗi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìn chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm của Đinh, Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì!". Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng rằng: "Sao ông lại nói như thế, tôi phải bắt ông nộp quan!". Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết". Công Uẩn nói: "Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi". Những sự việc lạ xảy ra cũng báo hiệu trước việc lên ngôi của Lý Công Uẩn thuận với lòng trời và thuận với lòng người.

4. DIỄN BIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH
4.1. DIỄN BIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH
Hôm sau Cam Mộc lại bảo Công Uẩn: "Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa làm phúc, chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì nữa?". Công Uẩn nói: "Tôi đã hiểu rỏ ý ông, không khác gì ý của Thiền sư Vạn Hạnh, nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào ?". Cam Mộc nói: "Thần Vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên nhân đó lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!". Cam Mộc biết việc cần kíp, sợ sinh biến, mới nói chuyện với khanh sĩ và các quan, ai cũng vui theo. Ngay ngày hôm ấy, điều họp cả ở trong triều, bàn rằng: "Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?".
Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử, lên ngôi Hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô "vạn tuế", vang dậy cả trong triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm đầu. Đốt giềng lưới, bãi ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết. Các quan dâng tôn hiệu là "Phụng Thiên Chí Lý ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Tri Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.

4.2. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH
Thiền sư Vạn Hạnh là người chứng đạo nên hiểu rõ được quy luật lịch sử và quy luật khách quan theo luật vô thường, lẽ thịnh suy ở đời, biết trước vận mạng của đất nước nên giúp Lý Công uẩn lên ngôi và hộ quốc, đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu làm cho nhân dân an cư lạc nghiệp. Ông là người hiểu rõ tâm lý quần chúng nên đã dùng sức mạnh quần chúng và đa phần quần chúng lúc bấy giờ đều là Phật tử và có tinh thần yêu nước nồng nàn và định hướng được thời đại. Theo quy luật lịch sử vương triều này suy thì là lúc xuất hiện một triều đại mới huy hoàng hơn. Ông hiểu được lòng dân khát khao muốn có một vị vua anh tài lên giúp nước và iết được Lý Công Uẩn thấm nhuần tinh thần giáo lý của Phật giáo cũng như quần chúng nhân dân cũng tôn sùng đạo Phật cho nên việc giúp Lý Công Uẩn lên ngôi là một việc quan trọng đối với nhu cầu của lịch sử. Vã lại ông là người có đủ yếu tố sáng lập ra các tổ chức chính trị xã hội, góp phần trong việc trị quốc an dân dưới triều Lý Thái Tổ.

5. XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
5.1. LÝ DO DỜI ĐÔ
Vua Lý Thái Tổ thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay). Chiếu dời đô này dài đúng 214 chữ.
Bảng chữ Hán:
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙� �豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。� ��其圖大宅中。爲億万世子孫之計。上 謹天命。下因民志。苟有便輒改。故� �祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃� ��己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安 厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。� �姓耗損。万物失宜。朕甚痛之。不得� ��徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中� �得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。� ��江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土 高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極� �阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四� ��輻輳之要会。爲万世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
Bản phiên âm Hán-Việt:
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô , nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô ;, há phải các vua thời Tam Đại ; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.
Chính vì những lý do đó mà vua Lý Thái Tổ đã ra chiếu dời đô ngỏ hầu xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng hơn.

5.2. CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
Tháng 7 năm 1010, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, sông Bắc Giang gọi là sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công. Cho xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghêng Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở bốn cửa: phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng, ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Như vậy việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã cho xây dựng các cơ sở vật chất khang trang nhằm tạo tiền đề trong việc phát triển đất nước. Đó chính là chiến lược lâu dài và thành Thăng Long qua mỗi thời đại đều ghi nhận công lao của vua Lý Thái Tổ cũng như của Thiền sư Vạn Hạnh làm cho thành Thăng Long ngàn năm văn hiến.

5.3. DÙNG CHÁNH PHÁP CAI TRỊ ĐẤT NƯỚC
Thắm nhuần những lời dạy của Phật nên Thiền sư Vạn Hạnh đã đem đạo lý vào đời và đặc biệt vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều chùa chiên cho đến bây giờ đã trở thành biểu tượng của dân tộc như chùa Một Cột và nhiều ngôi chùa khác đến nỗi Lê Văn Hưu nói: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư”. “Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy? Xuống chiếu truyền cho những kẻ trốn tránh phải về quê cũ. Lại hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại” . Có thể theo Lê Văn Hưu chỉ nhìn phiến diện mà nói như thế chứ xây chùa, đúc tượng Phật, tha cho những tội phạm để họ về quê làm ăn sinh sống há chẳng phải là phước của thiên hạ hay sao. Chùa chiền được sửa sang đó không phải là dấu hiệu của sự bình yên chăng. Lòng dân không phẩn nộ, mưa thuận gió hòa chẳng phải là sự ấm no của trăm họ sao.Như vậy với sư cố vấn của Thiền sư Vạn Hạnh là vô ích sao sử sách còn luu danh cho đến bây giờ.

6. CÁC THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ
Phải nói đến thành tưu trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của vua Lý Thái Tổ, mà trong đó Thiền sư Vạn Hạnh đóng vai trò không nhỏ, muốn khẳng định chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước mang tính lâu dài và ổn định. Thực tế Lý Thái Tổ đã thừa hiểu đất Thăng Long là nơi nằm ở vị trí giữa đồng bằng sông Nhị, dân cư trù phú có thể phát triển kinh tế, vả lại là trung tâm văn hóa giáo dục và xã hội của một nước phát huy thế mạnh bảo vệ chủ quyền của đất nước và giữ gìn bản sắc dân tộc. Nó tạo được lòng tin đối với quần chúng nhân dân phần đông đều thấm nhuần tư tưởng Phật giáo mà đăch biệt là thành phần trí thức cũng tin tưởng. Mặc khác khẳng định chủ quyền của Đại Việt không thua kém nhà Thương nhà Chu. Sau đó nó cảnh cáo nhà Đinh, nhà Lê và các thế lực phản động khác có mưu phản loạn ở Hoa Lư thông qua việc tin tưởng địa lý và lòng người. Việc thành Đại La được trở thành kinh đô Thăng Long đã khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của cả dân tộc và vua Lý Thái Tổ muốn xây dựng một trung tâm đầu não về văn hóa, chính trị, giáo dục, tôn giáo cho cả nước.
Các trường dạy Phật pháp được mở ra để dào tạo Tăng chúng và quần chúng. Vua tin theo, triều đình ủng hộ, lại có sứ đi cầu kinh, có thể thấy Phật gió lúc bấy giờ đi sâu vào lòng dân tộc như thể nào. Theo Thượng tọa Mật Thể thì : "Ngày xưa mỗi khi tiếp Sứ Tàu, vua ta phải chọn những người lỗi lạc, uyên bác ra tiếp, mà hai vị Thiền sư cùng được cử vào việc ấy đủ biết văn hóa trong nước hầu hết đều do ở đám Tăng sĩ cả". Khi đất nước thịnh vượng thì việc hoằng dương Chánh pháp mới thuận lợi và khi nào đạo pháp đã đi vào đời một các rộng rãi thì dân chúng mới an cư lạc nghiệp. Cho nên có thể khẳng định rằng nếu có nguyên nhân nào làm cho đạo pháp và dân tộc thịnh vượng thì nguyên nhân đó chính là chất liệu từ bi, giải thoát của đạo Phật và tấm lòng yêu nước nồng nàn của muôn người như một.
Chính sách trị dân mà Lý Thái Tổ ban hành và ứng dụng trong triều đại của ông được xây dựng trên cơ sở của một nền Phật học mà ông hấp thụ từ trong di sản văn hóa dân tộc, và trực tiếp Thiền sư Vạn Hạnh. Ở vào địa vị quyền ưu tuyệt đối, bậc đế vương mà Lý Thái Tổ đã đánh mất cái "Ta" thường tình, lại không quên vai trò Hộ Pháp của người Phật tử thuần thành là điều đáng ghi nhận muôn đời. Mới lên ngôi, ngoài việc dời đô ra Thăng Long vua đã cho dựng chùa, thỉnh kinh từ Trung Quốc, đúc chuông, tạo tượng, giảng kinh, truyền bá Chánh pháp, xá tội vong nhân... khiến cho cả triều đại nhà Lý bao trùm tinh thần Phật giáo "từ bi hỷ xả", vừa oanh liệt về chiến công, vừa nhân từ về chính trị hơn cả. Do áp dụng đường lối dùng Chánh pháp để trị dân, mà triều đại nhà Lý bấy giờ đã gặt hái được nhiều thành tựu tốt đẹp, trong nước nhân dân ấm no, ngoại ban không dám sinh sự. Vì vậy có thể nói Phật giáo ở nước ta hồi ấy có ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc.

KẾT LUẬN
Tóm lại, với vai trò giúp cho vua Lý Thái Tổ khai sáng một triều đại mới, Thiền sư Vạn Hạnh đã làm tròn trách nhiệm người công dân đối với đất nước, một người con Phật đối với đạo Pháp. Chính ông là đứa con dân tộc và thấm nhuần đạo pháp để rồi ông đảm nhận một trách nhiệm của dân tộc là giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và đảm nhận sứ mạng của Như Lai là đêm Phật pháp vào đời. Nhờ vậy dưới triều đại nhà Lý vững chắc và thịnh vượng ngự trị hơn 200 năm nhờ thực thi tinh thần Phật giáo Việt Nam, dân tộc Việt nam đúng như lời cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn : "Đời Lý có thể gọi là đời thuần từ nhất, vững chắc nhất nước ta. Đó là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật". “Trong sự thành công rực rỡ này, chính Lý Thái Tổ là ông vua biết vận dụng giáo lý Phật đà để trị vì mà nhờ công lao của Thiền sư Vạn Hạnh người đã trực tiếp dạy dỗ và dìu dắt nagy từ những ngày đầu vào đời. Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, được Khánh Vân nuôi lớn. Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu ở trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc đã sáng lập nhiều chùa, cấp điệp độ Tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nếp Phật, bất luận hiền ngu, muốn cho quy y Phật, mà vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh cũng không nhỏ trong việc dựng nước và giữ nước Đại Việt lúc bấy giờ.” Nước Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần yêu nước thương dân của vị vua Lý Thái Tổ và tinh thần “vô ngã vị tha” của Thiền sư Vạn Hạnh đã thực sự đem lại bình an cho dân tộc. Đối với người con Phật dù trong hoàn cảnh nào, trong thời đại nào cũng luôn luôn đem đến niềm vui cho quần sinh. Với tinh thần Bồ tát đạo Thiền sư Vạn Hạnh đã không màn đến lẽ thịnh suy của cuộc đời chỉ một lòng phụng sự đem lại lợi ích cho đời đúng như câu “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.
2. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001
3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000.
4. Thích Phước Đạt, Lý Công Uẩn vị vua “hộ pháp” đầu tiên của triều đại nhà Lý
5. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.
6. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Tủ Thư Đại học Vạn Hạnh tái bản lần thứ I, 1966.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Thục Phán

An Dương Vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam
Thời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)
   Lê sơ
   
   trung
   hưng
Nhà Mạc
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
Xem thêm

sửa
An Dương Vương (chữ Hán安陽王), tên thật là Thục Phán (chữ Hán蜀泮), là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.

Mục lục

Niên đại

Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN[1].
Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm[2].

Nguồn gốc

Tới nay có các thuyết khác nhau về An Dương Vương nói chung và nguồn gốc của An Dương Vương nói riêng.

Người Âu Việt phía bắc Lạc Việt

Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Hai bộ lạc này từ lâu đã có quan hệ gần gũi với nhau.Vào cuối thế kỉ thứ III TCN, vua Hùng thứ 18 không lo đến đời sống của nhân dân nữa. Trong khi đó, quân Tần đã nhắm đến đất nước ta từ trước, đợi thời cơ này, Tần Thủy Hoàng cho quân xuống đánh xuống để mở rộng bờ cõi. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Dù thủ lĩnh Âu Việt bị giết nhưng nhân dân Âu Việt-Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng. Rồi họ quyết định bầu Thục Phán lên làm tướng. Sau khi kháng chiến thắng lợi,nhân đó, năm 207 TCN Thục Phán buộc Hùng Vương nhường ngôi. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt sinh sống được hợp nhất thành nước Âu Lạc. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh-Hà Nội). Ca dao:
Ai về qua huyện Đông Anh
  Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương...

[sửa] Con cháu nước Thục ở Trung Hoa

Có thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (甌越) (nay là đông nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.
Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km*, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc Lạc Việt của họ Hồng Bàng...

[sửa] Nghi vấn

Mỗi giả thuyết nên trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn. Tựu chung, cả hai thuyết đều có chỗ đúng và có thể ghép lại thành một diễn biến xâu chuỗi: Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại (xem bài nước Thục), con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh Âu Việt tiêu diệt thôn tính Lạc Việt. Trong trường hợp này, không hẳn thủ lĩnh Âu Việt đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng Âu Việt.
Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.
Nhà nghiên cứu, tu sĩ Phật giáo Lê Mạnh Thát cho rằng truyền thuyết An Dương Vương đánh bại Hùng vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc chỉ là một phiên bản của chuyện Mahabharata từ Ấn Độ truyền sang. Và thành Cổ Loa chưa chắc đã là thành do An Dương Vương cho xây dựng nên.[3]

[sửa] Lịch sử và truyền thuyết

[sửa] Lập quốc

Đền thờ An Dương Vương gần Hà Nội
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc[4] Bộ máy nhà nước của nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặc chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.

[sửa] Chống Tần

Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa
Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sát nhập 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc người Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.
Theo cuốn Lịch sử Việt Nam (Viện sử học - 1991): Năm 218 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương, thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước[5].

[sửa] Xây thành Cổ Loa

Bài chi tiết: Thành Cổ Loa
Sơ đồ thành Cổ Loa
Sau chiến thắng trước quân Tần, An Dương Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.
Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.

[sửa] Mắc kế thông gia và sụp đổ

Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử Ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "Sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử Ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử Ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí của Nhạc Sử nhà Tống: An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mị Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu đòi xem nỏ thần, Mị Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục. Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.