Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

PHONG THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN TẠI NEW YORK VÀ WASHINGTON

PHONG-THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN VỤ TAI BIẾN NGÀY 11-9 TẠI NEW-YORK VÀ WASHINGTON
  LÂM QUỐC THANH
Vào sáng ngày 11 tháng 9 vừa qua, một nhóm khủng bố thuộc tổ chức của tên trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden cùng một lúc không tặc 4 chiếc máy bay dân sự Hoa- kỳ. Sau khi đoạt được quyền điều khiển từ tay phi công, chúng liền cho 2 chiếc máy bay đâm thẳng vào 2 tòa nhà chọc trời World Trade Center ở New-York, phá hủy hoàn toàn 2 tòa nhà này, làm hơn 5,000 người bị chết và hàng ngàn người khác bị thương. Cùng lúc đó, chúng phóng chiếc máy bay thứ ba vào Ngũ giác đài, phá sập 1 góc của tòa nhà kiên cố này, đồng thời làm thiệt mạng gần 200 viên chức đang làm việc cho Bộ Quốc Phòng Mỹ. Còn chiếc máy bay thứ 4 thì có lẽ chúng dự tính đâm vào tòa Bạch-Ốc hoặc Camp David (nơi nghỉ mát của Tổng Thống Bush), nhưng do phản ứng quyết liệt của những hành khách, chiếc máy bay này lao xuống và nổ tan tành trong 1 cánh đồng trống ở Pennsylvania.
Vì sao Washington, và nhất là New York lại gặp phải tai họa thảm khốc như vậỵ Sau ngày11-9, Bộ Tư Pháp Hoa-Kỳ cũng như Cơ Quan Tình Báo Liên Bang F.B.I.đã đưa ra nhiều câu trả lời. Ở đây, người viết không muốn lập lại những câu trả lời đó mà muốn dựa vào bộ môn Phong-Thủy- là 1 môn khoa học huyền bí Ðông phương - để tìm hiểu những nguyên nhân "huyền bí" nào đãẫn đến thảm họa cho 2 thành phố này. Ðể rồi từ đo hìn vào vận khí của thành phố Chicago- từ hiện tại dến tương lai- hầu tìm kiếm 1 môi trường an toàn và thích hợp cho mọi người chúng ta, nhất là trong giai đoạn xáo trộn và bất ổn như hiện nay.
Nhưng trước khi đi sâu vào chi tiết, và cũng đễ bạn đọc có thể nắm vững được vấn đề, người viết xin được lược qua 1 số nguyên tắc Phong-Thủy cơ bản dưới đây:
1/ LẠC THƯ VÀ TAM NGUYÊN, CỬU VẬN:
a/ Lạc Thư: theo truyền thuyết Trung-Hoa thì vua Vũ nhà Hạ là người đã tìm ra Lạc Thư. Ðây là 1 đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số ( còn được gọi là Cửu tinh ), với mỗi số được ấn định bản chất ngũ hành và phương hướng như sau:
6
1
8
7
5
3
2
9
4
-Số 1: nằm ở phía Bắc, thuộc hành Thủy.
-Số 2: ở phía Tây-nam, thuộc hành Thổ.
-Số 3: ở phía Ðông, thuộc hành Mộc
-Số 4: ở phía Ðông-nam, cũng thuộc Mộc.-Số 5: nằm ở trung tâm, thuộc hành Thổ
-Số 6: ở phía Tây-bắc thuộc hành Kim.
-Số 7: nằm ở phía Tây, cũng thuộc Kim
-Số 8: ở phía Ðông- bắc, thuộc hành Thổ.
-Số 9: nằm ở phía Nam, thuộc hành Hỏa.
Phần trên là những điều cơ bản về về Lạc Thư. Dựa vào nó, các nhà Phong-thủy sau này mới nghĩ ra những cách xoay chuyển thuận, nghịch để luận đoán vận khí thịnh, suy từ mồ mả, nhà đất, cho đến xóm làng, thành phố; thậm chí đến sự hưng vượng hoặc suy vong của một quốc gia cũng đều phải dựa vào đại khí của Lạc Thư mới có thể nhận biết chính xác được.
b/Tam Nguyên, Cửu Vận: cách đây gần 5,000 năm trước, người Trung- Hoa
đã bắt đầu sử dụng Lục Thập Hoa Giáp để tính lịch. Mỗi Lục Thập Hoa Giáp gồm có
60 năm, còn được gọi là 1 Nguyên hay một kỷ. Tam Nguyên là 1 chu kỳ 180 năm, gồm có 3 Nguyên : Thượng Nguyên là 60 năm đầu ; Trung Nguyên là 60 năm giữa ; và Hạ Nguyên là 60 năm cuối. Mỗi Nguyên lại được chia làm 3 Vận; mỗi Vận là 1 giai đoạn dài 20 năm. Như vậy, một chu kỳ 180 năm sẽ gồm có 3 Nguyên và 9 Vận nên còn được gọi là Tam Nguyên, Cửu Vận. Ðối với Phong-thủy học, đây là chu kỳ biến hóa tự- nhiên của vũ trụ, được lập đi, lập lại không ngừng.
Ngoài ra, để luận định chính xác khí số của từng Vận, các nhà Phong-thủy Trung-hoa còn xử-dụng Cửu tinh (9 số) của Lạc Thư để quản thủ Cửu Vận trong Tam Nguyên, tức là ba số 1,2, 3uản thủ 3 Vận đầu của Thượng Nguyên ; ba số 4, 5, 6 quản thủ 3 Vận giữa của Trung Nguyên ; và ba số 7,8, 9 quản thủ 3 Vận cuối của Hạ Nguyên. Bởi vậy, nếu chúng ta nhìn vào Tam Nguyên, Cửu Vận gần đây nhất thì sẽ thấy như sau:
  THƯỢNG NGUYÊN:
- Vận 1: từ năm 1864 đến năm 1883: do số 1 quản thủ
- Vận 2: từ năm 1884 đến năm 1903: do số 2 quản thủ
- Vận 3: từ năm 1904 đến năm 1923: do số 3 quản thủ
TRUNG NGUYÊN:
- Vận 4: từ năm 1924 đến năm 1943: do số 4 quản thủ
-Vận 5: từ năm 1944 đến năm 1963: do số 5 quản thủ
- Vận 6: từ năm 1964 đến năm 1983: do số 6 quản thủ
HẠ NGUYÊN:
- Vận 7: từ năm 1984 đến năm 2003: do số 7 quản thủ
- Vận 8: từ năm 2004 đến năm 2023: do số 8 quản thủ
- Vận 9: từ năm 2024 đến năm 2043: do số 9 quản thủ
Nhìn vào phần trên, chúng ta có thể thấy con người hiện tại đang sống trong những năm cuối cùng của Vận 7 Hạ Nguyên . Trong Vận này, số 7 là sao quản thủ.
(Phần giải thích thêm)
Muốn xác định năm khởi điểm của Nguyên ta phải tìm năm Giáp Tý. Năm 1864 là năm Giáp Tý hay là năm bắt đầu của Thượng Nguyên. Như ta đã biết, một Nguyên là giai đoạn của một Lục Thập Hoa Giáp, còn gọi là một kỷ, có 60 năm, bắt đầu từ năm Giáp Tý đến năm Quý Hợi. Do đó tất cả mọi nguyên trong Tam Nguyên Cửu Vận đều bắt đầu từ năm Giáp Tý. Người Trung Hoa bắt đầu làm lịch đã lấy Năm Giáp Tý đầu tiên từ thời Phục Hy. Nếu tính từ đó cho đến năm 1863 thì được tất cả là 78 Nguyên ( hay 78 Hoa Giáp), tức là 26 Tam Nguyên, Cửu Vận. Bởi vậy năm 1864 là năm bắt đầu của Tam Nguyên, Cửu Vận thứ 27.
Dựa vào Lạc Thư, ta thấy số 7 thuộc về phía Tây, nên phía Tây được coi là phương vị của Chính Thần trong Vận 7. Ðối với Phong- thủy, phương vị của Chính Thần không bao giờ được có Thủy, nghĩa là ở phía Tây của mỗi làng mạc, đô thị, thành phố hoặc thủ đô đều không nên có ao hồ, sông ngòi hay biển cả. Nếu có tức là phạm phải cách "Phản, phục Ngâm" hay " Linh Thần Thủy", tức là bị ác, sát khí chiếu tới, nên những thành phố đó sẽ gặp phải nhiều biến động hoặc tai họa. Ngược lại, ở phía đối diện với phương vị của Chính Thần (tức phía Ðông, vì Chính Thần trong Vận 7 tọa lạc tại phía Tây) mà có Thủy tức là Chính Thủy, nghĩa là được vượng khí chiếu tới. Cho nên trong Vận 7, những thành phố ma ó Thủy ở phía Ðông sẽ tự nhiên trở nên phồn thịnh, sung túc, chẳng những thế lại còn tránh được nhiều hiểm họa lớn.
2/ SỰ LUÂN CHUYỂN CỦA CỬU TINH VÀ NGŨ HOÀNG SÁT:
a/ Sự luân chuyển của Cửu tinh : Cửu tinh tức là 9 sao ( hay 9 số) trong Lạc Thư. Từ ị trí nguyên thủy của các số trong đồ hình, các nhà phong-thủy còn tìm cách xoay chuyển Cửu tinh theo một quy luật nhất định để tìm hướng tốt cho phần mộ, nhà đất., ngoài ra còn để tiên đoán mọi diễn biến tốt, xấu trong từng năm, tháng, ngày, giờ.Ở đây, vì phạm vi hạn hẹp của bài báo, người viết chỉ xin được nói sơ qua sự luân chuyển Cửu tinh theo từng năm, từ năm 2001 đến năm 2003, tức 3 năm cuối cùng của Vận 7 , như sau:
  B                                              B                                          B
9
4
2

8
3
1

8
3
1
1
8
6

9
7
5

9
7
5
5
3
7

4
2
6

4
2
6
              Năm 2001                          Năm 2002                   Năm 2003
Nhìn vảo đồ hình của năm 2001, ta thấy số 4 nằm ở phía Bắc, nên số 3 sẽ nằn ở phía Nam. Số 1 ở phía Tây, số 6 phía Ðông, số 9 phía Tây-Bắc, số 5 phía Tây-Nam, số 2 phía Ðông-Bắc, số 7 phía Ðông-Nam, còn số 8 thì ở chính giữa (Trung Cung). Các năm 2002, 2003 cũng tương tự. Chẳng hạn như năm 2002 thì số 3 ở phía Bắc, số 2 phía Nam, số 9 phía Tây.... cứ như thế bạn đọc có thể nhận ra phương hướng của mỗi sao nằm ở khu vực nào ùy theo năm. Ngoài ra, vì Lạc Thư chỉ có 9 số, nên sau 9 năm luân chuyển, các sao sẽ trở lại vị trí ban đầu của nó.
b/Ngũ Hoàng Sát: trong Cửu tinh, những sao thường đem đến sự tốt đẹp, may mắn là 1, 4, 6, 8 ( mặc dù còn phải kết hợp với cả các sao tháng, ngày, giờ nữa mới có thể kết luận được chính xác). Các sao 3, 9 thì phải tùy trường hợp để luận đoán tốt, xấu, còn các sao 2, 5, 7 đều là những sao xấu: số 2 chủ về bị bệnh tật quấy nhiễu; số 7 chủ về thị phi, trộm cắp. Riêng trong Vận 7, số 7 đương nắm quyền, nên những tính chất hung, hiểm của nó chưa bộc lộ ra. Còn số 5 là sát tinh số một trong Cửu tinh, nên còn được gọi là Ngũ Hoàng Sát. Thông thường, khi Ngũ Hoàng chiếu đến khu vực nào thì khu vực đó sẽ xảy ra nhiều biến động: nhẹ thì ốm đau, dịch bệnh, nặng thì tai họa chết người. Nhưng thế nào là mức độ nặng, nhẹ  Nặng là khi nơi Ngũ Hoàng chiếu tới hằng ngày còn có đông người qua lại, hoặc xe cộ, máy móc hoạt động không ngừng; hoặc là nơi đó có những luồng thủy lưu giao hội ( còn gọi là Thủy Tam Thoa, sẽ nói rõ ở phần sau) Nhẹ là khi nơi có Ngũ Hoàng chiếu tới lại vắng vẻ, không có người hoặc xe cộ qua lại, hoạt động hay mức độ hoạt động tương đối ít.
Trên đây là những điều cơ bản về Phong thủy, mà ngưởi viết hy vọng bạn đọc sẽ nắm vững trước khi chúng ta có thể bước vào tìm hiểu địa thế và vận khí của 3 thành phố New-York, Washington và Chicago trong vận 7 Hạ nguyên này.

3/ NEW-YORK, WASHINGTON VÀ CHICAGO:
http://www.vietnam-on-line.com/hph/Lamquocthanh/WManhattan.gif
I. New-York: là thành phố nằm trên phần cuối cùng của bán đảo Manhattan. Ðây là một bán đảo lớn, xuất phát từ tận miền Ðông-Bắc Hoa-Kỳ, rồi đi qua các Tiểu bang Main, Vermont, New Hampshire, Massachusetts và Connecticut. Khi đến New-York, bán đảo Manhattan đột nhiên thót lại như một ngón tay hay một lưỡi kiếm đâm
thẳng về phía Tây-Nam, với khí thế trông thật mãnh liệt, và chỉ chấm dứt khi bị dòng sông Hudson cản lại. Ðây là khu vực trung tâm của thành phố New-York, với 2 tòa nhà chọc trời " World Trade Center" nằm gần ở khu vực cuối cùng của bán đảo, tức là khu vực phía Tây-Nam của thành phố. Dòng sông Hudson bắt nguồn từ phái Bắc chảy xuống, đi dọc theo khu vực phía Tây của thành phố rồi đổ ra biển. Trong Vận 7,khu vực phía Tây mà có Thủy tức là bị sát khí của " Linh Thần Thủy" nên trong suốt mười mấy năm qua, New-York đã gặp rất nhiều tai biến, nhất là những năm mà niên tinh Ngũ Hoàng (số 5) chiếu tới phía Nam ( năm 1999), phía Bắc ( năm 2000), phía Tây ( năm 1997), và Tây-Nam (2001). Sở dĩ như thế là vì những khu vực này đều có Thủy của dòng sông Hudson , tức là đã có sẵn động khí, nên khi Ngũ Hoàng tới những phương đó là lập tức gây ra tai họa liền. Nhất là năm nay (2001), khi Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam. Khu vực này của thành phố New-York là nơi giao hội giữa cửa sông Hudson và 2 eo biển gần đó tạo thành Thủy Tam Thoa (tức nơi giao hội của 3 nguồn Thủy). Phi tinh phú viết: "Ngũ Hoàng bay tới Tam Thoa, chỉ lo lắm chuyện". Nay phía Tây-Nam của thành phố New-York chẳng những có Thủy Tam Thoa, mà còn có cả khu vực World Trade Center, thị trường chứng khoán ...v.v..., đều tụ tập ở đó, hằng ngày có tới hàng triệu lượt người qua lại khiến cho mức độ tác hại của Ngũ Hoàng càng thêm phần trầm trọng, dẫn tới vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 làm chấn động cả thế giới. Nếu như sau vụ tai biến, New-York tạm thời đình chỉ mọi hoạt động ở khu vực này thì mọi sự đã bắt đầu lắng đọng, bình yên trở lại. Nhưng vì công cuộc tìm kiếm những người bị mất tích trong 2 tòa nhà World Trade Center - cũng như việc thu dọn đống tro tàn đổ nát của 2 tòa nhà này- vẫn tiếp tục xảy ra ngày, đêm với quy mô rất lớn. Cộng thêm mọi hoạt động khác đều trở lại bình thường, khiến cho hung khí của Ngũ Hoàng vẫn tiếp tục bị xung động mạnh nên tai họa vẫn còn tiếp tục xảy đến cho thành phố New-York. Trong tháng 9 Âm-lịch (từ ngày 08 tháng Mười đến ngày 06 tháng 11 Dương-lịch, tức là từ ngày bắt đầu Tiết Hàn-lộ qua hết ngày cuối cùng của Tiết Sương-giáng mới đúng), nguyệt tinh số 9 (còn được gọi là Cửu tử) chiếu tới phía Tây-Nam. Trường hợp hai số 5- 9 gặp nhau, sách gọi đó là " Cửu - Hoàng độc dược " tức là sẽ gây ra những tai họa về ngộ độc. Bởi thế cho nên mới xảy ra vụ bọn khủng bố gởi thư có vi trùng Anthax vào những cơ quan thông tín lớn, làm cho một số người bị nhiễm độc. Nhưng vụ nhiễm vi trùng Anthax sẽ không lâu, vì bước sang tháng 10 Âm-lịch (từ ngày 07 tháng 11 Dương-lịch, tức bắt đầu Tiết Lập-đông) , nguyệt tinh số 8 tới sẽ hóa giải được sát khí của Ngũ Hoàng, nên tình hình sẽ lắng đọng dần. Tuy nhiên, cũng phải tới cuối năm Âm-lịch thì New-York mới thực sự được bình yên. Sang năm 2002 và 2003, Ngũ Hoàng sẽ di chuyển về phía Ðông và Ðông-Nam, đều không phải là những nơi có động khí nhiều của New-York nên thành phố này sẽ được 2 năm tương đối ổn định.
Nhìn chung, Vận 7 là bại vận của NewYork, vì Thủy của sông Hudson ở phía Tây là sát khí. Cũng may là ngoài xa nơi phía Ðông cũng có đại Thủy của Ðại-tây-Dương chiếu, nên kinh tế cũng chưa đến nỗi suy sụp lắm. Bước sang Vận 8 (2004 - 2023), New York sẽ trở thành một thành phố cường thịnh bậc nhất trên thế giới, vì đại long mạch từ phía Ðông-Bắc tiến xuống thần lực vô cùng mãnh liệt, lại gặp sông Hudson và cửa biển đón đầu tức là cách " Rồng gặp nước", vượng khí phát sinh như triều dâng, thác đổ, không một thành phố nào trên thế giới có thể so sánh được. Sang Vận 9 (2024 - 2043), vượng khí của long mạch bắt đầu suy yếu, lại gặp Thủy ở phía Nam là hung khí nên kinh tế xuống dần, không còn được thịnh vượng như trước. Vào những năm cuối của Vận này, khi vượng khí đã hết, còn hung khí càng lúc càng mạnh nên lại dễ phát sinh ra nhiều tai biến. Sang các Vận 1, 2, 4 đều là những bại vận của New York; các Vận 3, 5, là những Vận tương đối tốt đẹp. Riêng Vận 6 đúng ra là một Vận tốt, vì phía Ðông-Nam của New York được đại Thủy chiếu, nhưng vì bị đảo Long Island đâm tới đoạt mất vượng khí nên trong Vận này New York dễ bị hao hụt về tài chánh. Vì người viết không mấy rành rẽ về lịch sử thành phố New York, nên chỉ biên ra như vậy để những bạn đọc đã từng tìm hiểu về quá trình phát triển của thành phố này có thể dựa theo đó đi ngược lại các Vận đã qua để kiểm chứng.
http://www.vietnam-on-line.com/hph/Lamquocthanh/WashingtonDC.gif
II. Washington: nhìn trên bản đồ, chắc bạn đọc cũng thấy Thủ đô Washington có nhiều điểm tương tự như thành phố New York: cả 2 đều có Thủy chảy qua các khu vực phía Tây, phía Tây-Nam và phía Nam.Trong trường hợp của Washington, đây là Thủy của con sông Potomac bắt nguồn từ phía Tây-Bắc chảy xuống. Vì trong Vận 7, Thủy ở phía Tây là sát khí, thêm năm nay Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam: nơi này chẳng những cũng có Thủy, lại còn có tòa nhà Ngũ-giác-Ðài và phi trường Reagan National Airport ở đó hoạt động ngày đêm khiến hung khí bị xung động mạnh, nên trong cùng ngày, cùng giờ xảy ra cùng 1 tai nạn tại cùng một khu vực như thành phố New York. May mà mức độ hoạt động ở phía Tây-Nam của Washington vẫn yếu hơn ở New York nhiều, nên tai họa xảy ra cũng không đến nỗi trầm trọng như ở New York. Sau ngày 11 tháng 9, quốc hội Mỹ dự định đóng cửa phi trường Reagan National Airport, vì sợ bọn khủng bố sẽ sử dụng phi trường này để tiếp tục công phá những trụ sở chính phủ ngay trong thủ đô. Nếu xét về mặt Phong thủy thì đó là một quyết định đúng, vì khi Ngũ Hoàng bớt bị xung động thì sẽ tránh được những tai nạn khác. Nhưng sau đó, Tổng-thống Bush lại quyết định cho phi trường được phép tái hoạt động, khiến cho khu vực có Ngũ Hoàng lại tiếp tục bị xung động nên tai họa tiếp tục diễn ra. Cũng như New York, vụ nhiễm vi trùng Anthrax ở Washington sẽ chỉ bắt đầu lắng đọng vào tháng 10 Âm-lịch, nhưng phải tới hết năm Tân TỴ thì mới thực sự được yên ổn.
Washington được 2 con sông Potomac và Anacostia như 2 cánh tay ôm gọn vào lòng nên vượng khí ở ngay bên mình, là nơi thường sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất. Ngay cả trong Vận 7 cũng có được 2 vị Tổng -thống có tài là Ronald Reagan và Bill Clinton, nhưng cả 2 vị Tổng-thống trên đều bị những vụ tai tiếng lớn suýt nữa làm tan vỡ sự ngiệp. Ðó là vì Thủy của dòng sông Potomac ở phía Tây trong Vận 7 là sát khí, nên trong sự tốt đẹp đã ẩn sẵn mầm tai họa, chưa kể là trong suốt mười mấy năm gần đây lại còn bị chiến tranh, giặc giã liên miên. Bước sang Vận 8, Washington sẽ có được một thời gian thái bình, thịnh trị. Qua tới Vận 9, thủ đô Washington sẽ gặp phải rất nhiều biến động lớn, vì Thủy ở phía Nam trong Vận 9 chẳng những là sát khí, ở đây còn là Thủy Tam Thoa (chỗ giao hội của 3 nguồn nước). Không những thế sau khi giao hội, chúng lại chảy thẳng về phía Nam, cuốn hết vượng khí của thủ đô đi mất; nên trong Vận này, tình hình nước Mỹ chẳng những đã rất hỗn loạn, đen tối , mà lại không có được một vị Tổng -thống nào có đủ khả năng để đối phó với tình thế. Phải bước sang Vận 1, Washington mới có được vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thái bình cho đất nước. Riêng Vận 2 thì tương đối cũng gần giống như Vận 7; các Vận 3, 4 là thời kỳ vươn lên của nước Mỹ; đến Vận 5 là giai đoạn cực thịnh. Trong các Vận này, Hoa-Kỳ sẽ có rất nhiều nhân tài xuất hiện , đặc biệt là trong Vận 5, các vị Tổng -thống trong Vận này đều sẽ được nổi tiếng ghi danh vào lịch sử. Nhưng khi bước sang Vận 6, Thủy trên thượng nguồn sông Potomac ở phía Tây-Bắc sẽ biến thành sát khí, khiến cho thủ đô Washington liên tiếp bị những biến động không ngừng.
http://www.vietnam-on-line.com/hph/Lamquocthanh/chicago.gif
III. Chicago: là thành phố nằm bên cạnh hồ Michigan, nên 3 phía Ðông-Bắc, Ðông và Ðông-Nam đều có Thủy, còn những phía khác địa hình tương đối bằng phẳng. Vì trong Vận 7, Thủy ở phía Ðông là Chính Thủy, nên Chicago được vượng khí từ hồ Michigan thổi tới; không những thế, vì phía Tây thành phố lại bằng phẳng nên đón nhận được cả vượng khí của Chính Thần đưa tới. Bởi thế nên trong suốt mười mấy năm nay, Chicago ngày càng trở nên phát đạt và thịnh vượng. Khi vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 xảy ra, Chicago có tòa nhà Sear Tower còn cao, lớn hơn cả 2 tòa nhà World Trade Center ở New York, nhưng bọn khủng bố đã không ngó ngàng tới. Rồi sau đó khi vụ gởi thư có vi trùng Anthrax xảy ra, Chicago vẫn bình yên vô sự. Sở dĩ như vậy là vì vượng khí của hồ Michigan đã che chở cho Chicago thoát khỏi nhiều tai nạn. Mặt khác, vì năm nay Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam, khu vực này tương đối vắng vẻ, chỉ có một số đườngxá, xa lộ nên không đủ sức làm phương hại tới thành phố. Sang các năm 2002 và 2003, Ngũ Hoàng sẽ chiếu tới phía Ðông và Ðông-Nam. Những khu vực này đều có Thủy, nhưng vì là vượng Thủy nên Ngũ Hoàng không thể tác oai, tác quái được; nếu có thì cũng chỉ làm cho nhiều người bị cảm cúm mà thôi.
Hiện tại, điều làm cho mọi người ở Chicago lo lắng còn hơn cả chiến tranh và khủng bố có lẽ là tình trạng suy thoái kinh tế và nạn thất nghiệp. Ðể tránh khỏi tình trạng đó, quý bạn cần coi lại hướng nhà và chú ý tới việc sử dụng lối ra, vào cho đúng. Vì đa số nhà cửa trong thành phố Chicago đều được xây dựng theo đúng 4 hướng chính là Ðông, Tây, Nam, Bắc, nên tương đối cũng đơn giản như sau:
a/ Những nhà có mặt tiền nhìn về hướng Ðông : phía trước nhà bạn đang đón nhận được vượng khí, nên bạn cần sử dụng cửa trước để ra, vào nhiều. Trong năm nay có thể bạn sẽ gặp nhiều chuyện xung đột, còn năm tới thì dễ bị bệnh hoạn , nhưng đi cửa trước sẽ giúp cho công việc của bạn được vững vàng hơn. Ðể phòng chống bệnh hoạn trong năm tới, quý bạn nên treo 1, 2 cái phong-linh( chuông gió) ở cửa trước. Cò những bạn có garage ở phía sau hay thường dùng cửa sau thì trong năm nay đa số đều có thêm lợi tức, nhưng công việc đã bắt đầu lung lay. Nếu bạn sử dụng ngõ phía Tây-Nam để ra, vào thì công việc của bạn cũng chưa đến nỗi, còn sang năm thì bạn nên sử dụng cửa trước, nếu không bạn sẽ khó tránh được nạn thất nghiệp hoặc hao tán tiền bạc rất nhiều. Còn những bạn sử dụng những ngõ khác để ra, vào garage thì hầu hết sẽ bị thất nghiệp trong năm nay, còn sang năm thì càng tệ hại hơn.
b/ Những nhà có mặt tiền nhìn về hướng Tây : nếu bạn thường sử dụng cửa trước để ra, vào thì năm nay bạn đã bị hao hụt nhiều món tiền lớn, nếu không thì nạn thất nghiệp đang là mối lo trong lòng bạn, nhất là trong các tháng 1, 2, 4, 8, 10 và 11 Âm-lịch. Sang năm tới thì vấn đề tài chánh của bạn cũng chưa có gì sáng sủa lắm, lại còn dễ gặp chuyện cãi vã, xung đột hoặc bệnh cao máu. Nhưng nếu ngõ vào nhà bạn nằm ở phía Tây-Bắc , mà bạn lại thường xuyên lái xe qua, lại đó hằng ngày để ra, vào nhà thì tình hình kinh tế của bạn sẽ vững vàng, không có gì phải lo lắng. Ngược lại, nếu ngõ vào nhà bạn thuộc khu vực phía Tây-Nam thì gia đình bạn thường bị trộm cắp lặt vặt quấy rối. Còn những bạn có garage hoặc thường xuyên sử dụng cửa sau thì công việc của bạn đã bất ổn từ lâu (nếu bạn đã ở nhà này trên 3 năm), lại còn luôn luôn bị bệnh tật quấy nhiễu; sang năm tới bạn càng gặp nhiều bệnh tật ngặt nghèo hơn. Ðể bảo vệ sức khỏe, bạn nên mua 1, 2 cái Phong linh về treo ở phía cửa sau.
c/ Những nhà có mặt tiền nhìn về hướng Nam : nếu bạn thường sử dụng cửa trước để ra, vào thì nền kinh tế của bạn đã gặp khó khăn từ lâu, nhất là trong năm ngoái và năm nay. Sang năm sau thì bạn sẽ tương đối đỡ hơn một chút, nhưng vì phía trước nhà bạn đang đón nhận suy khí nên bạn sẽ không thể nào khá lên nổi ( ngoại trừ những nhà có ngõ ra, vào hoặc cửa nằm ở khu vực phía Tây-Nam thì từ tiền bạc đến công ăn việc làm đều ổn định). Còn những bạn có garage hoặc thường xuyên sử dụng cửa sau thì gia đình bạn đã làm ăn khá trong nhiều năm qua, nhưng năm nay thì đã có mòi khó khăn, và sang năm thì còn tệ hơn nhiều. Tuy nhiên, đa số bạn chỉ bị giảm phần thu nhập, nếu có bạn nào bị thất nghiệp thì cũng chỉ bị trong một thời gian ngắn. Sang năm 2002, nếu bạn đóng cửa sau, đi cửa trước thì sẽ có lợi hơn. Chờ tới năm 2003 bạn mới nên sử dụng lại cửa sau.
d/ Những nhà co ặt tiền nhìn về hướng Bắc : Nếu bạn thường dùng cửa trước để ra, vào thì nền kinh tế của bạn đã vững vàng từ lâu, chỉ có trong năm nay và năm tới là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm đi khá nhiều. Nếu bạn có garage hoặc thường xuyên sử dụng cửa sau, thì thì liên tiếp từ năm ngoái đến nay nay rồi sang năm tới công việc làm ăn của bạn đều vững vàng, kinh tế càng ngày càng khá giả. Do đó, những bạn có nhà hướng này nên đóng cửa trước, đi cửa sau trong năm nay và năm tới.
Trên đây, người viết chỉ đề cập đến nhà ở 4 hướng chính có cửa ra, vào ở phía trước hoặc phía sau mà thôi; còn những trường hợp nhà có cửa bên hông, có cây lớn hoặc cột đèn trước nhà, nhà lệch góc độ, nhà ở 4 hướng phụ..v.v... thì rất nhiều, không thể liệt kê hết trong phạm vi hạn hẹp của bài báo này.
Trở lại vận khí của thành phố Chicago thì thành phố này còn thịnh vượng cho đến hết Vận 7, tức là còn được hơn 2 năm nữa. Sang năm 2004 tức là đã bước qua Vận 8, lúc đo,hủy của hồ Michigan sẽ biến thành sát khí, gây ra rất nhiều tai họa cho thành phố, nhất là trộm cắp và hỏa hoạn. Muốn tránh được những rủi ro trên, một là bạn nên tu sửa lại nhà cửa để thay đổi vận khí của nó; hai là dọn nhà đi nơi khác. Nhưng nói tới tu sửa không phải là chỉ làm một cách hời hợt, mà ít ra cũng phải thay đổi cửa ra vào, đồng thời sơn phết lại toàn bộ căn nhà, như thế mới được coi là đổi mới. Khi đó, các nhà hướng Ðông hoặc hướng Tây đều nên sử dụng cửa nằm ở khu vực phíaTây; còn các nhà hướng Bắc hoặc hướng Nam đều nên sử dụng cửa nằm ở khu vực phía Nam để tránh tai họa và bảo đảm cho đời sống kinh tế được ổn định. Còn nếu bạn muốn dời nhà trong giai đoạn này thì phải để ý tùy theo năm để né tránh Ngũ Hoàng (chẳng những khu vực nó chiếu tới, mà cả khu vực đối diện nữa), đồng thời không được di chuyển về hướng đối nghịch với Thái Tuế. Nói tới Thái Tuế thực ra là nói tới vị trí của Mộc tinh so với trái đất , cụ thể là năm Tý thì Thái Tuế ở phía Bắc, nên nếu bạn dời nhà về phía Nam tức là khu vực đối diện thì dễ bị thất nghiệp hoặc hạnh phúc gia đình dễ bị đổ vỡ. Rồi tới các năm Sửu, Dần thì Thái Tuế ở phía Ðông-Bắc; năm Mão ở phía Ðông; các năm Thìn, Tỵ ở phía Ðông-Nam; năm Ngọ phía Nam; năm Mùi, Thân ở phía Tây-Nam; năm Dậu phía Tây; năm năm Tuất, Hợi phía Tây-Bắc. Ðó là vị trí của Thái Tuế theo chu kỳ của 12 năm Âm-lịch. Còn chu kỳ di chuyển của Ngũ Hoàng trong những năm gần đây là: năm 1999 Ngũ Hoàng ở phía Nam; năm 2000 ở phía Bắc; 2001 ở phía Tây-Nam; năm 2002 ở phía Ðông; năm 2003 phía Ðông-Nam; năm 2004 Ngũ Hoàng nhập trung cung, nên năm đó bạn có thể dời nhà tới bất cứ phương nào, ngoại trừ phương đối nghịch với Thái Tuế ; năm 2005 Ngũ Hoàng ở phía Tây-Bắc; năm 2006 phía Tây; năm 2007 phía Ðông-Bắc; năm 2008 phiá Nam tức là bắt đầu lập lại chu kỳ 9 năm của nó. Khi đã biết rõ được vị trí của Ngũ Hoàng và Thái Tuế theo từng năm rồi thì bạn nên dựa theo đó mà chọn khu vực thích hợp để dời nhà cho đúng, có như thế mới tránh khỏi bị hao người, tốn của.
Phong-thủy là một bộ môn khoa học từ ngàn xưa, nó được tạo dựng và hình thành bởi những bậc triết gia, thánh hiền nổi tiếng của Trung Hoa như Quách -Phác, Hoàng-thạch Công, Trương-Lương, Ðổng-trọng-Thư, Dương-quân-Tùng, Trần-Ðoàn...v.v... trải qua mấy ngàn năm suy nghiệm và thực dụng đã trở thành 1 môn học thuật vô cùng tinh vi, ảo diệu, khả dĩ có thể thấu suốt được cả huyền cơ biến hóa của vũ trụ. Người viết bài này chỉ là kẻ đang trên đường tìm kiếm những điều tinh vi, ảo diệu ấy, nên đúng ra chưa phải là đã hội đủ trình độ để viết bài diễn giải về bộ môn học thuật cao siêu này. Chỉ vì hiện nay, giữa lúc xã hội đang xảy ra nhiều cơn biến động, người viết hy vọng những điều hiểu biết nông cạn của mình về bộ môn Phong-thủy sẽ giúp quý bạn có được những phương cách " huyền bí " để tìm kiếm và tạo dựng cho mình một môi trường an toàn và thích hợp, ngõ hầu vượt qua được mọi cơn biến động của xã hội- trong hiện tại cũng như trong tương lai sắp tới.

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Ngô Quyền

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898 – 944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, (Sơn Tây, Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).

Từ năm 907 ở Trung Hoa, nhà Đường mất, lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ đại.

Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.

Năm Quí Mùi (923)[1] Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để cướp quyền.

Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.

Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo) chỉ huy, giết chết Hoằng Thao.

Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương (tức là Tiền Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng Vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.

Năm 944, ông qua đời, thọ 47 tuổi. Sử sách gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển Tập Anh gọi ông là Ngô Thuận Đế, có lẽ chỉ là cách tôn lên vì đương thời ông chưa từng xưng đế.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La nhằm tiêu diệt Công Tiễn. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nước Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Vạn Vương Lưu Hoằng Tháo kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu một lần nữa). Do đó, sau khi giết được Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán bằng cách bố trí một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, con đường mà Lưu Hoằng Tháo dùng để tiến vào Giao Châu.

Về thời gian của trận Bạch Đằng, sử sách đều chép không thống nhất: Đại Việt sử kí toàn thư chép là tháng 10 (âm lịch), Đại Việt sử lược chép là tháng 12 (âm lịch), còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục lại chép là tháng 9 (âm lịch).

Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi lại được lời nói của Ngô Quyền về kế hoạch kháng chiến bằng cách đóng cọc dưới lòng sông :

Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo tướng tá rằng :

_Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi; quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiền vào bên trọng hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả.''

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Đoàn binh thuyền cồng kềnh của Lưu Hoằng Tháo vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng đã bị một nhóm nhỏ thuyền quân Ngô ra nhử, vừa đánh vừa rút. Quân Hán hăng hái đuổi theo, vượt qua hàng cọc ngầm mà không hay biết. Đợi đến khi thủy triều xuống, Ngô Quyền mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh, quân sĩ đều "liều chết mà đánh" (Đại Việt sử kí toàn thư) rất dữ dội. Quân Nam Hán không kịp chỉnh đốn đội hình, lại gặp lúc nước triều rút mạnh, thuyền lớn bị va vào cọc, vỡ tan tành. Quân Hán chết đuối rất nhiều, số còn lại hầu hết đều bị quân Ngô đánh bắt. Hoằng Tháo cũng bị bắt và giết. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Ông ta kinh hoàng khủng khiếp, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Về nước, vua Hán cho rằng tên mình là Cung số xấu, đổi lại thành Yểm. Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Giao Châu.
[sửa] Ý nghĩa lịch sử

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục Bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).

Ngoài Dương hậu, giai thoại dân gian ghi nhận Tiền Ngô vương còn có một người vợ họ Đỗ, ở Dục Tú, Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Bà họ Đỗ không có con cái.

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, con cả Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, trước khi sinh ra Ngô Xương Xí đã sinh ra Ngô Xương Tỷ (Khuông Việt đại sư) năm 933. Đây là người cháu lớn nhất của Ngô Vương. Từ khoảng cách năm sinh giữa Ngô Quyền (898) và cháu nội Xương Tỷ cùng việc Xương Ngập có dự trận Bạch Đằng năm 938, có thể suy đoán Xương Ngập sinh khoảng năm 915, trước khi Ngô Quyền gặp Dương hậu - con Dương Đình Nghệ. Do đó Xương Ngập là con một người vợ cả của Ngô Quyền, có thể đã mất sớm và không được sử sách nhắc tới.

Sử sách ghi Tiền Ngô vương còn có 2 người con trai nữa là Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng. Phả hệ họ Ngô Việt Nam chỉ nhắc tới con cháu của Xương Ngập và Xương Văn mà không nhắc tới con cháu của Nam Hưng và Càn Hưng. Những căn cứ trên cho thấy: Tiền Ngô Vương có 3 người vợ và 4 người con trai. Xương Ngập là con một người vợ đầu (chưa rõ tên tuổi) mất sớm; Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng đều là con Dương hậu; bà Đỗ thị không có con.

Các nhà sử học Việt Nam thời phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký), Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Trong Đại Việt sử ký toàn thư bản Ngoại kỷ, quyển 5 của Ngô Sĩ Liên đã chép lại lời bình của Lê Văn Hưu về ông như sau:

Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[3] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.

Loạn "Ngũ Đại Thập Quốc" ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi tay phong kiến Trung Hoa. Trung Quốc chia năm xẻ bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyền họ Khúc, họ Dương đã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của "thiên triều" phương bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn "nằm trong tay" của "Ngũ Quý" ở Trung nguyên (nhà Hậu Lương 907-923, nhà Hậu Đường 923-936, nhà Hậu Tấn từ 936).

Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của "Tĩnh Hải quân" không sút kém so với các chư hầu trong "Thập quốc" lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà sau này các nhà sử học vẫn gọi ông là "ông tổ phục hưng" cho nền độc lập tự chủ.

Điều kiện khách quan chưa cho phép ông xưng đế và đặt quốc hiệu như hơn 20 năm sau Đinh Tiên Hoàng làm. Chỉ xưng vương cũng là một cách làm khôn khéo, "biết mình biết người" của Ngô Quyền; giống như trước đây Khúc Hạo đã không xưng vương để giữ yên bờ cõi vừa vuột khỏi tay người Bắc, Ngô Quyền không xưng đế khi chưa đủ "thế" và "lực". Kinh nghiệm của những người đi trước và những tấm gương tày liếp của các triều đại phương Bắc thay đổi xoành xoạch lúc đó, sớm dựng chiều đổ khiến ông có sự thận trọng cần thiết. Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành là những người được nhắc tới nhiều nhất.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Vận nước không thể không nói

Vận nước không thể không nói (Kiến Trúc Sư Trần Thanh Vân)

KTS Trần Thanh Vân
Trung Quốc hôm nay?
Sau 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng biết Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều và rất đáng kính nể. Tuy vậy, khi tôi trở lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm bạn học cũ, thì tôi hiểu: ngoài bộ mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung Quốc đại nhảy vọt mà họ đang ra sức quảng bá, vẫn còn có một Trung Quốc khác rất âm thầm, u uất và đau đớn của tầng lớp trí thức và những người dân lương thiện ở trên khắp nước Trung Hoa đã từng bị chà đạp, bị sỉ nhục và chịu nhiều đắng cay trong nửa thế kỷ qua. Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.
Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải thay đổi rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng Tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc khổ. Có bạn vừa gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hội ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ. Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp chướng” nói về những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi. “Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rồi đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi nói vơí tôi: “Tôi từng là Hồng vệ binh và đang là nạn nhân của Hồng vệ binh suốt đời. Đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”.
Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã dành ra gần 2 tháng đi thăm bạn và để quan sát sự thay đổi của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa nói, còn lớp người Trung Quốc thứ ba đang vừa là chỗ dựa vừa là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung quốc: Bọn này đông lắm. Đó là lũ lưu manh mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đáng tiếc, các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thói quen dùng bọn lưu manh này làm “chỗ dựa” để đối phó với các lực lượng thù địch, nhưng khi không cần nữa hoặc không sử dụng được nữa thì họ tiêu diệt “chỗ dựa” đó đi.
Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa, cạnh bà có 3 kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trương Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ tứ trụ” điều khiển gần một tỷ dân. Nhưng thời nay còn có rất nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu manh kết hợp với công an và chính quyền hình thành hệ thống Mafia ở khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vừa qua là một thí dụ. Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2000 tên, trong số đó có cả Giám đốc Sở Tư pháp và nhiều sĩ quan công an.
Cuôí cùng, có thể quan sát “Trung Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều với vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tội phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lừa đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nội ứng cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.
Lũ người này có đáng sợ không? Làm cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi người đều hiểu.
PHẦN II
TÔI HIỂU GÌ VỀ TRUNG QUỐC?
Sau khi đã biết quá rõ mục tiêu truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm là trấn áp nội bộ, tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất nước ta, tôi quyết định xin về hưu từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do trong đó là muốn tập trung thời gian vào nghiên cứu các lý thuyết về phong thủy địa mạch, thứ lý thuyết mà từ năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng kiến.
Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc sử dụng chữ gốc La-tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ XVI-XVII như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine. Cám ơn các vị Giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ XX đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có Phong thủy, Địa mạch và Kinh Dịch.
Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ Xây dựng, tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí thức ở lứa tuổi của tôi đã mắc phải. Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ trong cấu trúc phong thủy địa mạch của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền Trung Quốc rất thèm muốn. Họ thèm muốn vì họ không có và họ hiểu rằng làm chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và chiếm được nước ta là họ làm chủ được cả thế giới. Tôi nói nhà cầm quyền thèm muốn chứ không phải nhân dân, bởi vì thực hiện mộng bá quyền, người dân lương thiện Trung Quốc không hề được hưởng lợi.

Hệ Địa mạch nước Trung Hoa: Chiếc bánh sandwich
Một đất nước rộng lớn mà các lớp đất, đá, núi, sông… chồng xếp thành từng lớp như cái bánh sandwich

Nước Trung Hoa hình quẻ chấn
Theo phân tích và tổng kết hệ thống đã công bố tháng 5/2005 của KTS Lý Thái Sơn, thì đó là một thứ liên kết rời rạc của hệ Tam đại càn long sẽ bị trôi tuột đi bất cứ lúc nào, đó là một nước Trung Hoa có các khu vực Bắc Hoàng Hà, khu kẹp giữa Hoàng Hà và Trường Giang, khu Nam Trường Giang, tạo thành một quẻ Chấn gồm hào một liền và hào hai gãy, hào ba gãy có nghĩa là sấm sét, không ổn định, dễ vỡ tung; cũng như khu Đông và khu Tây là hai vệt thẳng đứng, không có mối quan hệ về kinh tế, phong tục tập quán, sắc tộc và có thể tách ra thành 4 hoặc 5 quốc gia độc lập.
Mặt khác, ngay cả đến dân tộc Đại Hán cũng là kết quả của một quá trình chiến tranh và đồng hóa lẫn nhau, vì người Hán nguyên gốc rất ít, nhưng người ta có chính sách cưỡng chế người dân tộc khác biến thành người Hán, nên họ bị phản đối và ở nước Trung Hoa chưa bao giờ hết nội chiến. Ở Trung Hoa không có hai chữ “ĐỒNG BÀO” và trên đất nước này không có cụm từ sức mạnh đoàn kết toàn dân. Hiện nay không chỉ Đài Loan là quốc gia độc lập mà Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông, Ma Cao… đang như các quốc gia bị Bắc Kinh đô hộ. Nếu tách được ra thì các quốc gia đó sẽ giàu có và trù phú hơn nhiều. Còn Bắc Kinh thì luôn phải dùng biện pháp đàn áp. Họ đàn áp ở ngay giữa Thủ đô như sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và đàn áp dã man các vùng xa xôi như Tây Tạng, Tân Cương trong năm 2008 và 2009.
Tuy vậy, các thế hệ cầm quyền Trung Hoa từ thời cổ đến nay đều đã nghiên cứu kỹ phong thủy địa mạch và họ ý thức được rằng có một cách vãn hồi được điểm yếu cấu trúc trượt của chiếc bánh sandwich là phải làm chủ đường kinh mạch lợi hại đi từ đỉnh Everest cao gần 9000m của dãy Hymalaya qua cao Tây Tạng, qua nguyên Vân Nam, qua đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, xuống vịnh Hạ Long rôì đi đến đáy đại dương sâu nhất thế giới gần 11Km ở vịnh Mindanao Philippin. Đó cũng là mạch đất độc đáo nối từ “Cổng Trời” đầy thiên khí đến “Địa Huyệt” đầy của cải có độ cao chênh nhau ngót 20Km và là đường kinh mạch quan trọng nhất thế giới. Nếu họ làm chủ được đường kinh mạch này thì không những họ có gọng kìm xiết chặt chiếc bánh sandwich đó, không cho nó trôi trượt đi, mà họ còn có thể mau chóng làm chủ cả thế giới. Bởi vậy, lúc này họ đang cố sức “củng cố nơi họ đã là chủ và chiếm thêm nơi họ chưa chiếm được” để thực hiện ước nguyện bá chủ toàn cầu.
* Sau hàng ngàn năm với nhiều thủ đoạn, cao nguyên Vân Nam rộng 390.000Km2 có 26 dân tộc đến nay đã bị họ khống chế hoàn toàn, người dân tộc Di, dân tộc Choang mỗi ngày một ít, người Hán đã di cư về đây trên 20 triệu và thành phố Côn Minh hiện đại hơn ba triệu dân ngày nay là thành phố của người Hán (người Hán thật thì ít, người Hán mới bị đồng hóa thì nhiều).
* Ngược lại, khu tự trị Tây Tạng, nóc nhà của thế giới và là Thủ đô của Đạo Phật, vốn là một quốc gia độc lập văn minh, đã bị chính thức lệ thuộc vào Trung Hoa từ năm 1914 đến nay. Thật xấu hổ và nhục nhã cho một chính thể, một Nhà nước suốt ngày hô hào “đoàn kết các dân tộc” lại đang đàn áp và hủy diệt người Tây Tạng, đập phá chùa chiền đến mức người đại diện cho Đạo Phật và là linh hồn của dân tộc Tạng là Đức Đa Lai Lạt Ma phải đi lưu vong, việc đó đã khiến Ấn Độ và các quốc gia Tây Á không thể làm ngơ và đang ở bên dân tộc Tạng. Điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước Trung Quốc sẽ không thể đạt được cái họ muốn (Tây Tạng).

Cung điện Tây Tạng Potola

Còn ở Việt Nam chúng ta? Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là chỉ giặc Phương Bắc, bởi vì Phương Đông, Phương Tây và Phương Nam gần như không có. Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những những nhân vật cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền… Bởi thế ta rất cần biết tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại sao họ không thể chiếm nổi?


Địa mạch Việt Nam: Khúc quan trọng trong địa mạch toàn cầu

Trong quá trình địa kiến tạo vỏ trái đất, có những nếp gấp lớn tạo ra dãy núi cao đóng vai trò đường kinh mạch trọng yếu xuyên qua nhiều quốc gia như phần trên đã phân tích. Sau Tây Tạng, Vân Nam, thì đồng bằng Bắc Bộ nước ta là phần rất quan trọng của mạch đất này (đọc Đại địa mạch quốc gia). Dãy Hymalaya chạy vòng vèo như hình con rồng lớn, đoạn đến nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, đến Việt Trì mạch đất lặn xuống, tỏa ra và qua sông Đà lại xuất hiện cụm Ba Vì cao 1226m, điểm nhấn của THĂNG LONG NÚI CHẦU SÔNG TỤ. Trước khi Vua Lý Thái Tổ chọn nơi này dựng Kinh đô Thăng Long thì người Trung Hoa đã dòm ngó vùng đất kỳ bí này và Cao Biền tấu thư kiểu tự là một trong những kết quả tìm kiếm công phu nhất. Theo báo cáo của Cao Biền, một người tài giỏi gốc Mãn Châu thì vùng đất nhỏ bé này tụ hội rất nhiều linh khí đất trời và sản sinh ra nhiều hiền tài, ông ta tìm thấy 632 huyệt chính, huyệt phát đế và 1617 huyệt bàng, huyệt phát quan, nên một mặt ông ta theo lệnh vua Đường Y Tông yểm phá các báu huyệt để tiêu diệt hiền tài của nước ta, mặt khác ông ta hiểu giá trị của vùng đất này, nên đã xây thành Đại La, mưu đồ thực hiện mộng bá vương và đã bị vua Đường trị tội. Âm mưu yểm huyệt Thăng Long chưa bao giờ ngơi nghỉ trong đầu các nhà cầm quyền Trung Hoa và hành động thô bạo ngày 11/9/1955 mà tôi vô tình chứng kiến có làm cho họ thận trọng hơn.
Hiện nay họ biết không thể ngang nhiên đổ bộ vào Thủ đô, họ đi vòng vèo từ phía Tây qua Lào, qua Cam pu chia và họ đang chiếm Bauxite Tây nguyên, còn tại Trung tâm Thủ đô, họ đang nhờ bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết.
Địa mạch Việt Nam: Vùng Biển Đông, yết hầu của Đông Nam Á

Không phải ngẫu nhiên vô cớ mà trên vịnh Bắc Bộ rộng lớn của chúng ta còn có vịnh Hạ Long bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, ngay sát Cảng Vân Đồn lại có vịnh Bái Tử Long, và ngoài khơi xa của Hải Phòng có đảo Bạch Long Vĩ, ngoài ra còn có nhiều đảo có tên liên quan đến Rồng như Hòn Rồng, Long Châu, thôn Cái Rồng…, cái tên Long liên quan đến phần đuôi của con Rồng lớn xòe ra ở đồng bằng Bắc Bộ, đi xuống nước ở Cảng Vân Đồn và kết thúc ở đáy Đại dương thuộc vịnh Mindanao thuộc Philippin. Có lẽ đây cũng chính là cái chốt trọng yếu khiến Trung Quốc quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh và ngang nhiên công bố đường lưỡi bò chín đoạn trên Biển Đông vào tháng 5/2009, vi phạm trực tiếp đến 5 quốc gia Đông Nam Á và nền an ninh cả thế giới. Đây là sản phẩm kế thừa của chính quyền Quốc dân Đảng từ năm 1947, điều đó cũng cho thấy thời nào cũng vậy, mưu đồ bá quyền của chính quyền nhà nước Trung Quốc không thay đổi. Chắc hẳn lúc này không chỉ các nước Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia và Malaysia ý thức được đường lưỡi bò này vi phạm đến chủ quyền của mình, mà gần như cả thế giới đã nhận ra mưu đồ chiếm cứ con Rồng lớn nhất thế giới của nhà nước Trung Hoa, bởi vì chiếm cứ được cái yết hầu này là họ chiếm được cả Châu Á và một khi chiếm được Châu Á rồi thì bước đi tiếp sẽ ra sao? Thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước Châu Âu có để cho họ làm điều đó không ?
Địa mạch Việt Nam: Cấu trúc Âm Dương hoàn chỉnh
Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi đầu tiên của Nhà nước Văn Lang, nhưng hình chữ S của Con Rồng đất nước Việt Nam ngày nay đã tạo nên một thế cân bằng Âm Dương rất hoàn chỉnh. Như sự ví von của nhà thơ Xuân Diệu, thì Đất nước ta như một con tàu / Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.

Núi chầu sông tụ Thăng Long theo hình thế Âm Dương
Điều đó cho thấy từ mấy ngàn năm trước cái nôi đồng Bằng Bắc Bộ đã vững như bàn thạch, từ thế kỷ XVI trở lại đây, khi đất nước đã phát triển xuống phía Nam thì con thuyền đất nước đã đủ tư cách rẽ sóng ra khơi và điều đó cũng cho thấy đã là con thuyền thì các phần mũi thuyền, thân thuyền và đuôi thuyền không thể tách rời nhau. Bởi vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cần ý thức được sự sống còn của vận mệnh đất nước, để xác định thái độ và hành động của mình.
LỜI CUỐI BÀI
Để kết thúc bài viết, tôi muốn quay lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có chút năng khiếu nào trong những vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chính trị, nhưng do nghề nghiệp và do số phận, tôi đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của vấn đề kinh tế và chính trị trong mối quan hệ vơí Trung Quốc hiện nay. Bởi vậy tôi muốn khuyên tất cả mọi người, nhất là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp trải nghiệm như tôi, là hãy tỉnh táo để thoát ra khỏi cõi u mê của sự hoang tưởng trong mối quan hệ với Trung Quốc. Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm mới đưa ra được lời dạy bảo và bản thân tôi phải trải qua hơn 55 năm để chiêm nghiệm và thấm nhuần lời dạy bảo của cha ông.
Tôi biết, lúc này đã có rất nhiều người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi, nhưng vẫn còn khá đông người đang lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn rất sợ vía người bạn lớn vĩ đại Trung Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính tôi cũng tin ở họ và nể sợ họ lắm. Nhưng xin mọi người hãy bình tâm và suy ngẫm xem cái gì tạo nên sức mạnh của họ và cái gì đang giết chết sức mạnh đó?
Đông dân là một sức mạnh
Đúng vậy, ngày tôi đang học ở Thượng Hải thì Trung Quốc mới xây xong cầu Trường Giang, họ rất tự hào nói rằng, chỉ cần toàn dân Trung Hoa, mỗi người tiết kiệm một cái bánh bao là đủ xây một cái cầu Trường Giang. Đó là một việc làm tốt.
Trong thế vận hôị 2008 ở Bắc Kinh, họ xây dựng Sân vận động Tổ Chim độc đáo hết 432 triệu USD, nếu chia cho 1,3 tỷ dân thì họ phải cắt xén của mỗi người 0,32 USD, việc đó có vẻ cũng vẫn tốt.
Hiện nay họ đang làm nhiều việc ghê gớm hơn như xây dựng đại hàng không mẫu hạm trên Biển Đông và các căn cứ hải quân… tôi nghĩ họ cũng sẽ làm được đủ để dọa nạt chúng ta và các nước trong vùng.
Có điều, một thảm họa đông dân mà Nhà nước không vì dân thì Nhà nước sẽ khốn đốn. Có ai biết rằng trên đất nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu người sống lang thang không nhà cửa và đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở hầu hết các thành phố lớn như Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu… đang chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không? Việc tầy trời này thiết nghĩ cũng không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.
Vậy thì mọi nỗ lực của họ có thể có một kết thúc có hậu hay không?


TTV